03/10/2022 - Ngày 30 tháng 9 năm 2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1991/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bàn, ghế từ Ma-lai-xi-a và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là 21,4% đối với sản phẩm ghế và 35,2% đối với sản phẩm bàn.
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
Chống bán phá giá là gì?
Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế, được hiểu là việc bán sản phẩm ra nước ngoài với giá thấp hơn giá thông thường của nó, mà trong hầu hết các trường hợp là giá tại thị trường nội địa của nhà xuất khẩu.
Theo đó, chống bán phá giá là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại được nhà nước áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá trong thị trường. Một biện pháp thượng được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế về giá “không công bằng” của những sản phẩm này.
Trong đó, tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định biện pháp chống bán phá giá là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
CỤ THỂ CÔNG VĂN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ MỚI NHẤT LIÊN QUAN ĐẾN MẶT HÀNG NỘI THẤT TẠI MALAYSIA VÀ TRUNG QUỐC
Những lý do BCT đưa ra công văn chống bán phá giá với doanh nghiệp nhập khẩu từ Malaysia và Trung Quốc
Trong quá trình điều tra vụ việc, thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ma-lai-xi-a và Trung Quốc.
Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù có tồn tại hành vi bán phá giá nhưng do tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Ma-lai-xi-a ở mức không đáng kể (dưới 3%), vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương, hàng hóa bị điều tra từ Ma-lai-xi-a được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời.
Mức thuế chống bán phá giá là bao nhiêu?
Đối với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc, mức độ bán phá giá được xác định từ 21,4% đến 35,2% và lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra gia tăng cả về tuyệt đối và tương đối so với tổng lượng tiêu thụ nội địa và sản lượng hàng hóa tương tự của ngành sản xuất trong nước, là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm đánh giá tác động toàn diện của vụ việc đến các bên liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng về vụ việc.
NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG VĂN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC NỘI THẤT
Với mức thuế được đưa ra khá cao đối với mặt hàng bàn và ghế nhập khẩu từ Trung Quốc trong công văn chống bán phá giá của Bộ Công thương, mức giá của các sản phẩm nội thất sẽ có mức tăng không nhỏ trong thời gian tới để phù hợp với điều kiện biến động của thị trường. Do đó, điều này gây tác động lớn đến cung - cầu các mặt hàng nội thất văn phòng. Các doanh nghiệp nhập khẩu tất yếu sẽ phải điều chỉnh tăng giá sao cho phù hợp với mức đánh thuế, dự báo giá các mặt hàng bàn, ghế nhập khẩu sẽ tăng lên khoảng 30-35%. Đây là một mức tăng lớn, có thể ảnh hưởng đến cầu trên thị trường nội thất.
Không chỉ gây khó khăn cho các nhà nhập khẩu tìm đơn vị để phân phối, mà ngay chính những doanh nghiệp hoạt động trong mảng thiết kế/ thi công, các KTS, thiết kế có nhu cầu với mặt hàng nội thất nhập khẩu cũng sẽ e ngại bởi mức tăng lớn này. Giá tăng kéo theo nhu cầu của người tiêu dùng sẽ giảm, hoặc bài toán chi phí - lãi/lỗ sẽ khiến rất nhiều doanh nghiệp đau đầu.
Nội thất F+ là một trong những nhà nhập khẩu/ phân phối nội thất văn phòng nằm trong top đầu tại Việt Nam, trong đó Trung Quốc là một trong những thị trường thế mạnh. Chính vì thế, công văn chống phá giá của Bộ Công thương cũng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhập khẩu và phân phối nội thất của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với tinh thần luôn mong muốn mang tới những giá trị tốt nhất cho khách hàng, F+ sẽ cam kết tìm ra giải pháp để mang tới mức giá tốt nhất - cạnh tranh nhất để phục vụ quý doanh nghiệp có thể ủng hộ mặt hàng nội thất văn phòng nhập khẩu với chất lượng tốt nhất. Để được tư vấn chi tiết hơn liên quan đến báo giá các sản phẩm nội thất sau công văn, vui lòng liên hệ với F+ theo số hotline : 0966.336.816.