1. Nhận biết bằng mắt thường
Các khách hàng khi chọn mua ghế giám đốc cao cấp bọc da nên quan sát kĩ phần mặt ghế được bọc da để phân biệt. Những chiếc ghế giám đốc bằng da thật sẽ có những vết lồi lõm trên bề mặt, điều này là do trình độ thuộc da của mỗi cơ sở sản xuất làm ra.
Bạn cần phải xem kỹ lớp da để xem có dấu vết gồ ghề hoặc lồi lõm không, có những lỗ chân lông trên bề mặt da hay không? Điều này có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường, vì hầu hết da thật làm từ da động vật đều sẽ có những dấu vết trên.
Ngược lại, nếu bạn quan sát bề mặt da trên ghế mà thấy bề mặt bằng phẳng, không hề có vết nào, cũng không thấy có dấu hiệu của lỗ chân lông thì chắc chắn đó là giả da, vì da được dệt gia công sẽ có bề mặt rất mềm mịn và đều.
2. Cảm nhận bằng tay
Một cách đơn giản nữa chính là chạm tay lên bề mặt phần da của ghế. Da giả thường được dệt kĩ nên bề mặt rất mịn và trơn láng, tuy nhiên độ đàn hồi sẽ không bằng da thật nên bạn sẽ cảm thấy hơi cứng khi chạm vào. Ngoài ra, da giả sẽ có độ mát lạnh khi chạm tay vào, kể cả mùa đông hay mùa hè.
Còn da thật thì bề mặt có thể sẽ sần hơn tùy thuộc vào trình độ thuộc da, nhưng khi bạn chạm lên bề mặt da sẽ thấy mềm hơn da giả do có độ đàn hồi tốt hơn.
3. Ngửi mùi da
Đây là một cách phân biệt khá phổ biến, nhất là với những chiếc ghế da mới chưa qua sử dụng. Đơn giản là vì mùi da thật và da giả rất khác nhau. Bạn có thể ngửi qua và phân biệt rất dễ dàng.
Với những chiếc ghế giám đốc bằng da thật, mùi da thật được thuộc từ da động vật nên sẽ có mùi hơi ngai ngái, mùi hôi của da, đây là mùi của chất béo động vật. Còn ghế làm từ da giả thì sẽ có mùi nhựa tổng hợp khá đặc trưng.
4. Phân biệt bằng màu sắc
Màu sắc của da giả và da thật cũng có sự khác biệt, tuy nhiên thì với những chiếc ghế giám đốc chưa sử dụng thì người mua sẽ hơi khó phân biệt. Màu da thật sẽ có màu hơi tối hoặc sáng lờ mờ, khi đã sử dụng qua một thời gian dài sẽ bị bạc màu đi, da thật sẽ mất đi màu sắc ban đầu của nó. Tuy nhiên, nếu bạn bảo dưỡng da bằng cách thoa lên một lớp dưỡng da tự nhiên, da thật sẽ bóng sáng trở lại.
Ngược lại, da giả có màu khá tươi sáng, màu sắc không thay đổi nhiều, tuy nhiên nếu dùng lâu thì không thể phục hồi.
5. Uốn cong bề mặt da
Uốn cong da là một cách mà nhiều người thường sử dụng khi muốn thử da thật và da giả, tuy nhiên với ghế giám đốc, nếu bạn không thể uốn cong thì bạn có thể ấn mạnh vào bề mặt ghế để kiểm tra.
Trong đó, do da thật có độ đàn hồi tốt nên dù bạn có ấn mạnh hay uốn cong thì da vẫn sẽ phục hồi nhanh về hình trạng ban đầu. Còn da giả thì khi bạn ấn mạnh hoặc ngồi lên ghế sẽ thấy vết lõm trên mặt ghế và khó phục hồi lại hình dạng ban đầu do độ đàn hồi kém. Cũng chính vì thế mà ghế giám đốc bằng da thật được yêu thích hơn do luôn giữ được vẻ đẹp ban đầu.
6. Dùng nước để phân biệt
Bạn có thể phân biệt da thật trên ghế giám đốc khi đổ một chút nước lên ghế, da giả tất nhiên sẽ không thấm nước, thế nên khi bạn đổ nước lên thì nước sẽ đọng từng giọt nhỏ. Còn với da thật, vết nước đổ lên sẽ dần lan rộng hơn do thấm vào các lỗ chân lông.
7. Đốt da
Cách phân biệt này chỉ được dùng trong những trường hợp khi bạn chú ý thấy có phần da thừa trên sản phẩm, dù điều này khó xảy ra trong những chiếc ghế giám đốc trên thị trường. Bạn có thể hơ qua phần da thừa đó và ngửi mùi, phần da có mùi khét như tóc cháy thì là da thật, còn có mùi nhựa cháy thì là da giả.
Trên đây là bí quyết để phân biệt ghế giám đốc da thật và giả da. Đến với Nội thất F+ bạn không còn lo lắng về mua phải sản phẩm kém chất lượng mà giá cả lại đắt đỏ. Để biết thông tin về sản phẩm bạn cần mua hãy truy cập vào website https://www.noithatfplus.com/ để được tư vấn
Xem thêm bài viết: " Vì sao nên chọn ghế giám đốc bọc nỉ?"
BTV Hiền Phạm